Bổ sung vi sinh cho hồ thủy sinh bằng men vi sinh KOIKA

Việc bổ sung vi sinh cho hồ cá rất quan trọng, vì từ đó sẽ hinh thành được môi trường sống trong sạch cho cá. Giúp cá khỏe mạnh và hấp thu được dinh dưỡng một cách tốt nhất có thể. “Mỗi lần thay nước là cá lại yếu và dễ chết, thực vật trong hồ èo uột không phát triển. Làm sao để cải thiện tình trạng để có một môi trường khỏe mạnh cho cá?”. Cách xử lý thuyết phục và hiệu quả nhất cho câu hỏi này của khách hàng đó chính là bổ sung vi sinh cho hồ thủy sinh. Cùng theo dõi bài viết dưới đây nhé.

Các yếu tố cần có để giúp hồ cá trở nên trong, khỏe và đẹp

  • Đối với động vật thủy sinh (cá, tôm…): Diện tích hồ, thả lượng cá phù hợp, thức ăn vừa đủ, độ pH, nhiệt độ…
  • Đối với thực vật thủy sinh (cây): phần nền tốt để cung cấp dưỡng chất, khí CO2, ánh sáng đèn (đèn trắng)…
  • Lọc và luân chuyển nước trong bể (24 giờ).
  • Hệ vi sinh thủy sinh.

Người có sở thích nuôi cá cảnh tất nhiên luôn muốn hồ cá của mình đẹp, nước trong để nhìn cho thích mắt. Việc bố trí và chăm sóc hồ cá đối với những người đam mê nuôi hồ thủy sinh thật sự không hề dễ dàng. Đa phần điều đầu tiên mà người nuôi cá họ quan tâm chính là sức khỏe của động thực vật thủy sinh được phát triển tốt trong một môi trường nước chất lượng, trong sạch và không có cặn bẩn. Bởi, nếu hồ thủy sinh như là một môi trường sống tự nhiên với đầy đủ thức ăn, chất lượng nước, ánh sáng, nhiệt độ…. phù hợp thì chắc chắn đàn cá trong bể sẽ luôn sinh trưởng một cách cực kỳ thuận lợi.

Vi sinh trong hồ cá thủy sinh là gì?

Vi sinh vật trong môi trường nước tự nhiên bao gồm rất nhiều loại và đa số vẫn chưa được đặt tên và hiểu rõ. Chúng ăn và trao đổi chất ngay trong nước. Tuy nhiên rất ít vi sinh sống trôi nổi trong nước mà đa số chúng bám vào giá thể nào đó như đá, nền, cây thủy sinh, vật liệu lọc… Và chúng không sống theo cá thể riêng biệt mà tập trung sống chung với nhau thành 1 HỆ VI SINH (gọi là biofilm – điển hình là cao vôi răng của các bạn, hoặc váng dầu trên bề mặt nước, hoặc những chất nhầy màu nâu trong bông lọc và sứ lọc)

Hệ vi sinh có vai trò quan trọng sống còn cho 1 hệ thống thủy sinh, chúng “lọc” nước và đảm bảo chất lượng nước phù hợp cho cá tép, thực vật trong hồ. Hệ vi sinh ổn định sẽ đảm bảo 1 môi trường ổn định cho hồ thủy sinh, ngược lại hệ vi sinh có vấn đề, quá tải thì sẽ gây tình trạng bùng phát rêu hại, cá tép bệnh tật, nước đục, có mùi, độc…

Trong bất kỳ hệ sinh thái nào nói chung hoặc cụ thể là môi trường nước nói riêng, đều tồn tại 2 cá thể song song, bao gồm vật chủ (cá, tôm…) và vi sinh vật có lợi và có hại. Cũng bởi vì sử dụng chung một hệ sinh thái nên chúng tác động vào nhau, phụ thuộc lẫn nhau. Vi sinh cần thiết cho hồ hay còn được gọi là vi khuẩn có lợi, lợi khuẩn, vi sinh có lợi.

Vì sao cần bổ sung vi sinh cho hồ thủy sinh

Ổn định và bổ sung vi sinh cho hồ thủy sinh vô cùng quan trọng, giúp cho việc hạn chế cá chết, điều mà chẳng ai mong muốn. Bên cạnh đó, người chơi thủy sinh sẽ yên tâm hơn trong việc xây dựng và duy trì sự sống ở môi trường nhân tạo khác với tự nhiên của chúng. Ở môi trường tự nhiên, amoniac (danh pháp gọi là ammonia – NH3) thải ra từ mang cá sẽ không gây hại. Nhưng ở môi trường nhân tạo khép kín, khi amoniac không được giải thoát, nồng độ bị tăng vọt càng cao, nếu lâu ngày không được xử lý gây hại cho hồ thủy sinh.

Chính vì vậy, cần thiết bổ sung vi sinh cho hồ thủy sinh, chúng sẽ chuyển hóa amoniac qua nhiều giai đoạn thành nitrite, đây là nguồn cung cấp chính nitơ cho thực vật. Tuy nhiên, bạn không thể tạo vi khuẩn có lợi nếu không có một hệ thống lọc vi sinh làm việc tạo chu trình nitơ cho bể thủy sinh thì sẽ không có tác dụng. Việc tạo vi sinh nếu theo nguyên tắc tự nhiên chúng cũng sẽ tự sinh sôi trong hồ, nhưng thời gian lâu phải chờ trong vài tuần hoặc vài tháng hệ hồ đạt tiêu chuẩn về hệ vi sinh.

Ngoài amoniac, các chất cặn sinh học được cá thải ra lâu ngày trở thành khối lượng lớn. Hồ thủy sinh của bạn sẽ trở thành một nơi khép kín, cá cảnh có thể mắc bệnh hoặc chết do sự tích tụ của các chất thải trong môi trường nước, nguyên nhân gây độc hại đến sức khỏe của cá. Chính vì thế mà nhiều người thường xuyên thay nước hoặc lắp các bộ lọc nhằm mong muốn kiểm soát lượng chất thải bất lợi này. Tuy nhiên, điều này không mấy khả thi vì nó chỉ mang lại hiệu quả tối ưu đối với hồ cá nhỏ. Chính vì vậy, phải dùng các loại vi sinh giúp bảo đảm ổn định cho môi trường nước nhân tạo là điều cần thiết. Vi sinh bên cạnh thông qua quá trình trao đổi chất, chuyển hóa và giảm thiểu lượng chất độc hại, chúng còn hấp thụ các độc tố như thức ăn để loại bỏ dần.

Tác dụng khi dùng men vi sinh KOIKA

 

Sử dụng vi sinh hồ thủy sinh KOIKA có tác dụng chung:

  • Làm trong nước hồ cá.
  • Cải thiện chất lượng nước cho động vật và thực vật trong hồ.
  • Giảm mùi tanh trong hồ.
  • Lên màu cá đẹp.
  • Giúp cá ăn khỏe.
  • Tăng cường hệ miễn dịch và quá trình tiêu hóa của vật nuôi thủy sinh, phòng các bệnh đường ruột, nấm, ký sinh trùng…
  • Thúc đẩy quá trình sinh sản của động vật.
  • Kích thích quá trình phát triển của thực vật thủy sinh.
  • Hạn chế và triệt tiêu các vi sinh có hại cho hồ, cá và cây.
  • Tiêu hủy phân cá và thức ăn dư thừa.

 

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are makes.