(Nghiên cứu Cá Hồng Mỹ) – Phòng thí nghiệm Công nghệ sinh học Công ty TNHH Công nghệ Liên Hiệp Phát nghiên cứu sự tăng trưởng của Cá Hồng Mỹ – Sciaenops ocellatus dưới sự ảnh hưởng của việc sử dụng chế phẩm vi sinh AZUNO trong thời gian 2 tháng. Kết quả thu được cho thấy việc sử dụng chế phẩm AZUNO giúp cá Hồng Mỹ tăng trưởng tốt hơn và đồng đều hơn.
Đối Tượng Nghiên Cứu
– Cá Hồng Mỹ kích thước giống ban đầu trung bình 1.40 ± 0.06 cm và trọng lượng là 0.97 ± 0.05 g.
– Thức ăn size 0 và size 1.
– Chế phẩm AZUNO-PRO và AZUNO-BAC.
Bố Trí Thí Nghiệm
Thí nghiệm được thực hiện trên 9 bể nuôi cá (125 L), mỗi bể nuôi 11 cá thể cá Hồng Mỹ. Mỗi ngày cho ăn 2 cử vào buổi sáng và buổi chiều. 30 ngày đầu cho cá ăn 0.5 g/cử. 30 ngày tiếp theo cho ăn 1 g/cử.
– Nghiệm thức 1 (NT1): AZUNO-BAC (5 g/kg thức ăn) và AZUNO-PRO (10 g/kg thức ăn) được sử dụng trộn vào thức ăn 3 ngày/lần.
– Nghiệm thức 2 (NT2): AZUNO-BAC (5 g/kg thức ăn) và AZUNO-PRO (10 g/kg thức ăn) được sử dụng trộn vào thức ăn mỗi ngày 1 lần.
– Nghiệm thức Đối Chứng (ĐC): Không sử dụng chế phẩm.
Kết Quả
Nghiên cứu ảnh hưởng của các chế phẩm AZUNO-BAC và AZUNO-PRO lên đối tượng nghiên cứu là cá Hồng Mỹ cho thấy việc bổ sung chế phẩm trong quá trình nuôi có tác động tích cực đến sự sinh trưởng của cá. Cụ thể, kích thước của cá Hồng Mỹ đo được sau 2 tháng thử nghiệm cho thấy co sự vượt trội ở những nghiệm thức có sử dụng chế phẩm so với mẫu đối chứng (dữ liệu ở bảng bên dưới).
Tuy kích thước của cá Hồng Mỹ ở NT1 và NT2 không có sự khác biệt với nhau và với mẫu đối chứng có ý nghĩa về mặt thống kê nhưng hệ số biến thiên có giá trị kích thước ở NT2 khá thấp (1.36%), điều này cho thấy cá Hồng Mỹ ở nghiệm thức có sự dụng chế phẩm (NT2) đạt được kích thước đồng đều hơn, qua đó cho thấy cá phát triển một cách đồng đều khi sử dụng chế phẩm.
Kết quả thu được khả quan hơn ở chỉ tiêu khối lượng khi khối lượng cá thu được ở NT2 cao hơn ĐC và ý nghĩa về mặt thống kê (9.67 ± 0.30b và 8.16 ± 0.67a), hệ số biến thiên thấp ở NT2 cũng cho thấy các cá thể cá trong quần thể tăng trọng đồng đều cho năng suất ổn định và đạt chất lượng. Ngoài ra, hệ số FCR của 3 nghiệm thức mặc dù không có sự khác biệt về mặt thống kê do độ biến thiên khối lượng khá lớn ở nghiệm thức D9C và NT1, nhưng kết quả cho thấy khi sử dụng chế phẩm, hệ số này giảm đi đáng kể (Dữ liệu ở bảng dưới).
Bảng: Kích thước và khối lượng cá Hồng Mỹ thu được sau 2 tháng thử nghiệm chế phẩm
Nghiệm thức | Kích thước ban đầu (cm/con) | Kích thước (cm/con) | Hệ số biến thiên | Khối lượng ban đầu (g/con) | Khối lượng (g/con) | Hệ số biến thiên | FCR |
ĐC | 1.40 ± 0.06 | 8.93 ± 0.28a | 3.14% | 0.97 ± 0.05 | 8.16 ± 0.67a | 8.24% | 0.98 ± 0.06a |
NT1 | 9.11 ± 0.51a | 5.59% | 8.69 ± 0.84ab | 9.69% | 0.89 ± 0.06a | ||
NT2 | 9.35 ± 0.13a | 1.36% | 9.67 ± 0.30b | 3.07% | 0.85 ± 0.02a |
Hình: Kích thước cá Hồng Mỹ khi có sử dụng và không sử dụng chế phẩm ở 60 ngày nuôi (từ trên xuống: nghiệm thức ĐC, NT1 và NT2)
Kết Luận
Như vậy, bổ sung chế phẩm AZUNO-PRO và AZUNO-BAC có ảnh hưởng tích cực lên sự sinh trưởng và phát triển của cá Hồng Mỹ, thí nghiệm được thực hiện ở 2 nghiệm thức 1 và 2, kết quả thu được cho thấy NT2 nên được sử dụng trong quá trình nuôi cá Hồng Mỹ để đạt được năng suất kinh tế nhất.
Thực hiện: Ths. Tô Đình Phúc
- Trần Duy Thọ
- Nguyễn Thị Trúc Phương