Đánh Giá Tính Hiệu Quả Của Sản Phẩm AZUNO Trong Nuôi Tôm Thẻ Chân Trắng Thâm Canh

(Nghiên cứu Tôm Thẻ Chân Trắng) – Nhằm đánh giá khả năng ứng dụng các sản phẩm AZUNO của công ty TNHH công nghệ Liên Hiệp Phát vào nuôi tôm thẻ thâm canh về các khía cạnh chất lượng nước, khả năng phòng bệnh, tăng trưởng của tôm, hệ số thức ăn, hiệu quả kinh tế – kỹ thuật. Công ty đã phối hợp thực hiện với Ths. Đỗ Văn Hoàng, chuyên gia về nuôi trồng thủy sản để thực hiện nghiên cứu đánh giá khả năng ứng dụng sản phẩm tại các ao nuôi ở Đồng Bằng Sông Cửu Long.

Bố Trí Thử Nghiệm

Bảng 1: Mô tả các nghiệm thức thử nghiệm

Nghiệm thức

Mô tả

Diện tích ao trung bình

Độ sâu (m)

Lặp lại

NT1

Mật độ 80 Postlarvae/m2

AZUNO-PRO

Liều lượng sử dụng: Pha 10g/1kg thức ăn 1 lần/ngày trong suốt quá trình nuôi.

Vi sinh hỗ trợ quản lý môi trường:

AZUNO-CLEAR: Trước khi thả giống 125g/1.000m3

ZUNO-DETOX Trong thời gian nuôi: 125g/1000m3 nước theo định kỳ 7 ngày/lần.

 

2.000

2

03

NT2

Mật độ 80 Postlarvae/m2

AZUNO-PRO

Liều lượng sử dụng: Pha 10g/1kg thức ăn 1 lần/ngày trong suốt quá trình nuôi.

Vi sinh hỗ trợ quản lý môi trường:

AZUNO-CLEAR: Trước khi thả giống 500g/1.000m3

AZUNO-DETOX Trong thời gian nuôi: 500g/1000m3 nước theo định kỳ 7 ngày/lần.

 

2.000

2

03

NT3

(NTĐC)

Mật độ 80 Postlarvae/m2

Sử dụng các sản phẩm trộn vào thức ăn và vi sinh quản lý môi trường theo quy trình hiện hành và các sản phẩm thông dụng trên thị trường

2000

2

3

Hệ Thống Nuôi

Ao nuôi tôm có diện tích 2.000 m2, sâu 2m, được lót bạt xung quanh bờ, có cống cấp và  cống thoát nuớc, ao được lắp 2 quạt nước (12- 18 cánh) cho 2 tháng nuôi đầu và bổ sung thêm 1 quạt kể từ tháng thứ 3. Ao được bố trí 2 sàng ăn để theo dõi lượng thức ăn sử dụng của tôm  sau mỗi lần cho ăn. Xung quanh ao có hàng rào lưới để ngăn cua, chuột vào trong ao; phía trên có căng dây để ngăn chim.

Cải Tạo Ao Và Chuẩn Bị Nước

Trước khi bắt đầu thí nghiệm, ao được sên vét bùn đáy và phơi khô 5 ngày. Nước được cấp từ ao lắng qua túi lọc mịn để ngăn cá và giáp xác vào ao nuôi. Khi mực nước trong ao đạt 1m thì bón vôi CaO để nâng pH trên 8 rồi tiếp tục bón NPK với liều 3kg – 5kg/1000m3 để gây màu. Sau khoảng 7 ngày độ trong nước đạt 20 cm thì cấp thêm nước đến 1,4 m. Kiểm tra chất lượng nước đạt độ trong 30 cm, độ kiềm 120 mg/l và ph 8,2 thì có thể thả giống.

Thả Giống

Tôm giống được mua từ công ty Châu Phi, cỡ tôm Post larvae 15. Trước khi thả giống, tôm giống được lấy mẫu kiểm tra âm tính với virus gây bệnh còi, vi khuẩn Vibrio parahaemolyticus (vi khuẩn gây bệnh tôm chết sớm – EMS). Tôm được thả với mật độ 80 con/m2.

Chăm Sóc Và Quản Lý

Cho Tôm Ăn

Tôm được cho ăn bằng thức ăn công nghiệp (thức ăn UP, 40% protein thô) hằng ngày vào lúc 7h, 10h, 16h, 19h với tỉ lệ lần lượt là 30%, 25%, 30%và 15%. Liều lượng cho ăn: Từ ngày 1 đến ngày thứ 10: cho ăn 3 kg/100.000/ngày và tăng 10%/ngày; Từ ngày 11 đến ngày thứ 20 là 6 kg/100.000 giống/ngày và tăng 8 %/ngày. Từ ngày 20-30 cho ăn 11 kg/100.000 giống/ngày và tăng 6%/ngày. Từ ngày 30 trở đi cho ăn dựa trên lượng thức ăn trong sàng. Để tập cho tôm quen với sàng ăn thì từ ngày thứ 25 trở đi đã dùng sàng để xác định lượng thức ăn.

Quản Lý Sức Khỏe Tôm Nuôi

Thường xuyên quan sát màu sắc cơ thể, mang, cơ quan gan tụy của tôm và hoạt động bơi lội, mức độ phản xạ của tôm. Gan tôm bình thường là gan có màu nâu sẫm, rõ khối gan. Kiểm tra thức ăn trong hệ thống tiêu hóa của tôm đầy hay rỗng, khả năng tìm mồi có tích cực hay không. Quan sát phụ bộ có còn nguyên vẹn hay không, có biểu hiện của nhiễm khuẩn hay một số bệnh khác hay không (đóng rong, mềm vỏ). Định kỳ 10 – 15 ngày/lần thu mẫu tôm để kiểm tra sức khỏe tôm nuôi.

Các Chỉ Tiêu Theo Dõi

– Chỉ tiêu phân tích: Vi khuẩn Vibrio tổng số đo bằng phương pháp tráng đĩa thạch TCBS; Vi khuẩn Vibrio parahaemolyticus bằng Kit đo Vibrio parahaemolyticus trên thị trường.

– Chất lượng nước đo hàng ngày:  độ mặn đo khúc xạ kế, pH, độ kiềm. Các  NH3/NH4+, H2S, NO2, DO đo bằng máy quang phổ DR 2400.

– Hệ số chuyển hóa thức ăn (FCR).

FCR = thức ăn sử dụng/khối lượng tôm thu hoạch.

– Tỷ lệ sống (TLS).

TLS (%)= 100 x (số lượng ban thu hoạch/số lượng ban đầu).

Kết Quả

Biến Động Của Các Yếu Tố Chất Lượng Nước

          Hệ thống thử nghiệm gồm 9 ao, mỗi ao 2000m2. Các ao nuôi thử nghiệm triển khai cùng thời điểm nên các chỉ tiêu thủy lý hóa gần tương đồng nhau và ít biến động. Một số chỉ tiêu thủy lý hóa cơ bản ở các NT như:

          – Độ mặn trung bình ở các NT là 21 – 22 ‰, giao động trong phạm vi 18 – 25‰;

          – pH của các NT trung bình 8,1 – 8,2, giao động trong phạm vi là 7,7 – 8,6;

          – Độ kiềm trung bình của các NT là 113 – 120 mg/l, giao động trong phạm vi là 100 – 140 mg/l.

          Nhìn chung các chỉ tiêu thủy lý hóa cơ bản nằm trong phạm vi thích ứng và phù hợp với sự phát triển của tôm chân trắng (Sở NN&PTNT, TPHCM, 2009).

Một Số Yếu Tố Chính Ảnh Hưởng Đến Phát Triển Của Tôm Nuôi

Theo Boys, 1990 hàm lượng khí Ammonia (NH3/NH4+), NO2 và DO là các yếu tố chính ảnh hưởng đến tăng trưởng và phát triển của tôm nuôi. Các yếu tố này ở các ao thí nghiệm biến động trong phạm vi thích ứng cho tôm thẻ chân trắng phát triển và khác biệt không có ý nghĩa thống kê (p>0,05). Theo QCVN 02 – 19 : 2014/BNNPTNT quy định cơ sở nuôi tôm chân trắng phải duy trì các chỉ tiêu DO > 3,5mg/l; Ammonia (NH3/NH4+) < 0,3mg/l.

Bảng 2: Các yếu tố chính ảnh hưởng đến tăng trưởng của tôm nuôi

Nghiệm thức

Các yếu tố chính

Ammonia

(mg/l)

NO2

(mg/l)

DO

(mg/l)

NT1

0,119a ± 0,015

0,215b ± 0,034

4,83c ± 0,01

NT2

0,121a ± 0,019

0,121b ± 0,019

4,82c ± 0,02

NT3 (NTĐC)

0,136a ± 0,020

0,214b ± 0,035

4,76c ± 0,02

            Ghi chú:

                                                                     Số liệu của từng cột (trung bình ± độ lệch chuẩn)

                                                                    Trong cùng 1 cột, chữ cái giống nhau thể hiện khác biệt không có ý nghĩa về thống kê (P>0,05).

Hàm lượng khí Ammonia (NH3/NH4+) ở các NT có xu hướng tăng dần theo thời gian nuôi, vào gần đến thời gian thu hoạch các NT2 và NTĐC cao hơn 0,3 mg/l theo quy định của QCVN 02 – 19 : 2014/BNNPTNT nhưng là thời gian chuẩn bị thu hoạch nên cũng ít ảnh hưởng đến tôm nuôi.

Biểu đồ 1: Biến động NH3 (NH4+) theo thời gian nuôi ở các NT

          Hàm lượng NO2 ở các NT có xu hướng thay đổi liên tục theo thời gian nuôi nhưng luôn < 0,5 mg/l theo quy định của QCVN 02 – 19 : 2014/BNNPTNT. Vào thời gian cuối trước khi thu hoạch, hàm lượng NO có xư hướng tăng và nhiều khả năng vượt 0,5 nếu không sử dụng vi sinh theo định kỳ.

BIểu đồ 2: Biến động NO2 theo thời gian nuôi ở các NT

Biến Động của Vibrio sp. và Vibrio parahaemolyticus

Bảng 3: Trung bình Vibrio sp. và Vibrio parahaemolyticus ở các bể nuôi

Nghiệm thức

Mật độ các chủng Vibrio trong bể nuôi

Vibrio sp(x10CFU)

Vibrio parahaemolyticus (CFU/ml)

NT1

0,56a ± 0,25

2,59b ± 2,99

NT2

0,54a ± 0,25

2,60b ± 2,95

NTĐC

0,57a ± 0,28

2,58b± 2,94

                                                    Ghi chú:

                                                                               Số liệu của từng cột (trung bình ± độ lệch chuẩn)

                                                                Trong cùng 1 cột, chữ cái giống nhau thể hiện khác biệt không có ý nghĩa về thống kê (P>0,05).

Trung bình Vibrio sp. của NT2 thấp nhất so với các NT khác nhưng trung bình này khác biệt không có ý nghĩa thống kê (P>0,05) và Vibrio parahaemolyticus của NTĐC là 2,58 CFU/ml thấp nhất so với các nghiệm thức khác nhưng khác biệt không có ý nghĩa thống kê (p>0,05).

Vibrio sp.  và Vibrio parahaemolytiucus  trong các bể nuôi tôm chân trắng biến động khá tương đồng theo các chu kỳ sử dụng trong suốt quá trình nuôi. Một số thời điểm có ựu xuất hiện của Vibrio sp. trong các bể nuôi > 1.000 CFU/ml. Tuy nhiên, sau khi xử lý chế phẩm theo từng NT thì Vibrio sp. giảm đáng kể và khá nhanh.

Các Chỉ Tiêu Kỹ Thuật

Tăng Trưởng Của Tôm Nuôi

Sau 90 ngày nuôi, NT2 đạt trọng lượng trung bình là 17,17 ± 1.04a g/con, kích thước tôm đạt trung bình là 144 ± 1.3a mm/con, cao nhất so với các nghiệm thức còn lại. Điều này cho thấy các chế phẩm như: AZUNO-CLEAR, AZUNO-DETOX và AZUNO-PRO với liều lượng sử dụng trong thực tế cao hơn liều khuyến cáo 1,5 lần có tác dụng hỗ trợ tốt cho tăng trưởng của tôm nuôi so với các chế phẩm đang sử dụng hiện hành trong quy trình nuôi tôm chân trắng thâm canh.

 

Biểu đồ 3: Kích thước tôm (mm/con) theo thời gian nuôi

 

Biểu đồ 4: Trọng lượng tôm (g/con) theo thời gian nuôi

 

 

Hình 1: Kích thước tôm khi có sử dụng và không sử dụng chế phẩm ở 15 ngày nuôi ( từ trên xuống : nghiệm thức ĐC, NT1 và NT2)

Hình 2: Kích thước tôm khi có sử dụng và không sử dụng chế phẩm ở 30 ngày nuôi ( từ trên xuống : nghiệm thức ĐC, NT1 và NT2)

Hình 3: Kích thước tôm khi có sử dụng và không sử dụng chế phẩm ở 60 ngày nuôi ( từ trên xuống : nghiệm thức ĐC, NT1 và NT2)

Hình 4: Kích thước tôm khi có sử dụng và không sử dụng chế phẩm ở 90 ngày nuôi ( từ trên xuống : nghiệm thức ĐC, NT1 và NT2)

 

Tỉ Lệ Sống Của Tôm Nuôi

Tỷ lệ sống của tôm nuôi giảm dần theo thời gian nuôi. Sau 90 ngày nuôi NT2 có tỷ lệ sống là 81,50% cao nhất so với các NT khác lần lượt là 81,20% (NT1) và 81,03% (NTĐC). Nhìn chung tỷ lệ sống của các bể nuôi phù hợp với quy trình kỹ thuật nuôi tôm chân trắng thâm canh hiện hành và khác biệt không có ý nghĩa thống kê (p>0,05).

Biểu đồ 5: Tỷ lệ sống của các bể nuôi

Kết Luận

AZUNO-CLEAR, AZUNO-DETOX và AZUNO-PRO đã có tác dụng:

– Kiểm soát hiệu quả khí độc NH3, NO2 (biến động các chỉ tiêu môi trường khác biệt không có ý nghĩa thống kê p>0,05).

– Kiểm soát hiệu quả mật độ vi khuẩn Vibrio sp. và Vibrio parahaemolyticus gây bệnh.

– Góp phần cho sự tăng trưởng ổn định của tôm thẻ chân trắng nuôi thâm canh ở các bể thử nghiệm so với bể đối chứng (sử dụng vi sinh theo quy trình hiện hành).

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are makes.