Có nên sử dụng men vi sinh cho hồ cá không

Người chơi cá cảnh chắc chắn không thể nào xa lạ với men vi sinh. Thế nhưng, khi nước hồ quá sạch, thiếu vi sinh cần thiết sẽ khiến cho nước bị đục và có khi bị rêu xanh lắp đầy. Hiểu về cách tạo vi sinh hồ cá thì đầu tiên bạn cần phải biết về men vi sinh. Vậy, men vi sinh cho hồ cá có quan trọng không? Cùng theo dõi bài viết dưới đây nhé.

Men vi sinh là gì?

Men vi sinh hay còn gọi là Probiotic, là những vi khuẩn có lợi cho hệ tiêu hoá của các loài động vật, kể cả con người. Trong hệ tiêu hoá của chúng ta cũng có chứa các loại vi snh này để tạo hệ sinh thái và cân bằng đường ruột, tham gia vào giai đoạn cuối cùng của qua trình tiêu hoá thức ăn.

Các vi sinh này lên men thức ăn, tạo ra axit lactic và ngăn ngừa sự phát triển của vi khuẩn gây hại, tránh tình trạng nhiễm trùng. Vi sinh khác với enzim trong tự nhiên, enzim có nhiệm vụ chia nhỏ thức ăn chứ không chuyển hoá và lên men.

Hồ cá có nên dùng men vi sinh không?

Bể cá thuỷ sinh mới thường chưa có hệ sinh thái cân bằng, hàm lượng amonia gây độc cho cá thường ở mức cao. Nhất là vào khoảng ngày thứ 10 đến 17 sau khi thả cá, giảm dần sau 1 tháng mới đạt trạng thái ổn định và không còn độc.

Lý do là bởi bể cá mới chưa có hệ vi sinh, chỉ sau khi cá được thả vào hồ đủ lâu mới bắt đầu thiết lập những nền tảng đầu tiên. Cũng vì thế mà cá cảnh rất dễ chết trong khoảng thời gian 2 tuần đầu tiên sau khi thả vào bể. Nước trong bể mặc dù được lọc kỹ càng nhưng vẫn có màu trắng đục, đây còn được gọi là “hội trứng hồ mới”.

Nói chung, vi sinh rất cần thiết cho bể cá thuỷ sinh để nâng cao chất lượng nước, giúp nước trong hơn và loại bỏ các loại rêu tảo có hại. Các vi sinh có lợi này sống tốt ở nhiều nguồn nước khác nhau, kể cả nước mặn. Không những thế, nó còn mang lại nhiều lợi ích hơn cho sức khoẻ của cá. Hy vọng, những chia sẻ này sẽ hữu ích với bạn.

Sử dụng men vi sinh cho hồ cá Koi có ích lợi gì?

Sử dụng men vi sinh cho cá Koi nói riêng, cho chăn nuôi, thủy sản nói chung đều rất tốt với môi trường và vật nuôi, người nuôi. Xin được trả lời trong phạm vi nuôi cá Koi.

Đối với cá Koi: Có 2 yếu tố quyết định nuôi cá Koi là nước nôi và thức ăn.

Nước nuôi: Hồ nuôi cá Koi là một hệ thuỷ sinh thái nhỏ, khép kín, chúng ta thường tin là có thể kiểm soát được hệ sinh thái này, nhưng thực chất nó liên tực bị ảnh hưởng bởi các yếu tố tác động từng ngày do nguồn thức ăn, (thức ăn tươi sống, thức ăn tổng hợp), thay nước (các tính chất hóa lý của nước nhiệt độ… ).

Chúng ta hiện chỉ có thể kiểm soát được một phần tính chất nước (hóa, lý tính), còn thành phần hữu cơ, vi sinh trong nước thì hầu như chỉ trông chờ vào bộ lọc và các thiết bị đắt tiền, cầu kỳ khác. Vi sinh trong hồ là một thành phần thiết yếu. Chúng tạo nên một phần sự cân bằng sinh thái cho nước, phân giải các chất thải và hữu cơ tồn dư tải xuống hồ…

Với một hồ nuôi cá Koi thông thường thị hệ vi sinh hình thành tự nhiên này không bao giờ đủ để làm nước trong, sạch, mất mùi tanh hôi. Hệ vi sinh sinh thái trong tự nhiên không chuyển hoá hoàn toàn các chất hữu cơ trong khoảng thời gian ngắn. Trong hồ nuôi, hệ vi sinh còn nghèo hơn. Luôn có các sản phẩm trung gian khi phân huỷ các chất hữu cơ đó là NO2, NO3, H2S, NH3… Các chất này tích tụ sẽ gây độc cho cá. Mặt khác, nước nuôi thường rất mau đục do các chất này.

Để cá không bị nhiễm độc và bệnh, thường phải thay nước 1 hoặc 2, 3 lần trong tuần. Việc thay nước thường xuyên tốn nhiều thời gian công sức và nước sạch. Ngoài ra mỗi lần thay đều có sự xáo trộn, thay đổi môi trường nước, đặc biệt là độ pH. Khi thay nước, tỷ lệ nước mới là từ 20-50%. Như vậy, nếu có mầm bệnh, thì nó vẫn sẽ tồn lưu và tiếp tục âm thầm gây bệnh cho cá.

Thức ăn : thức ăn cho cá Koi hiện nay chỉ có một số ít hàng chất lượng nhập khẩu có vẻ như là thức ăn an toàn cho chúng, nhưng không phổ biến. Còn lại hầu như không kiểm soát mầm bệnh. Từ những nguồn thức ăn không an toàn này nguồn bệnh được phát tán.

Ký sinh trùng, vi trùng và virút là mầm bệnh phổ biến vào mọi mùa trong năm từ tự nhiên qua trung gian mồi tươi vào bể cá. Thêm vào đó, điều kiện sống nuôi nhốt, khả năng kháng bệnh tự nhiên của cá giảm đi đáng kể.

Hệ vi sinh hình thành tự nhiên trong bể nhỏ như trên đã phân tích: chúng không mang nhiều tính ưu việt. Lại thường là các vi khuẩn có hại, những vi khuẩn có hại này thường yếu hơn nên chỉ xuất hiện ở nguồn nứơc giàu dinh dưỡng. Để khắc phục cân bằng sinh thái hệ nước nuôi, chủ động tạo nguồn nước “như tự nhiên” người ta đã tuyển chọn những chủng vi sinh ưu việt nhất tổ hợp nên men vi sinh xử lý nước nuôi hiệu quả.

Trường hợp nào không nên dùng men vi sinh

Không dùng chung men vi sinh với kháng sinh, kháng sinh sẽ giết hết vi sinh, khi cá bị bệnh nên điều trị cá trong một hồ nhỏ riêng. Sau đợt điều trị này, nên bổ sung men vi sinh BIO ASKOI vào hồ nước nuôi để ngăn ngừa bệnh và làm sạch nước.

 

 

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are makes.