Hướng dẫn tạo vi sinh tự nhiên cho hồ cá mà bạn cần tham khảo

Không phải bất kỳ ai nuôi cá cảnh cũng hiểu được tầm quan trọng của vi sinh trong hồ cá là như thế nào. Không ít người tưởng rằng chỉ cần lắp một bộ lọc hiệu quả, thay nước hồ cá thường xuyên hoặc chú ý cân bằng độ pH trong nước là đủ. Tuy nhiên nước sạch quá cũng không tốt, thiếu vi sinh sẽ dẫn đến hiện tượng nước hồ cá bị đục trắng, thức ăn và chất thải của cá sẽ nhanh chóng làm ô nhiễm nguồn nước trong hồ. Và cá sẽ dễ bị nhiễm bệnh hoặc nặng hơn là chết. Vì vậy nhằm đáp ứng những mong muốn của khách hàng, bài viết này sẽ hướng dẫn cách tạo vi sinh tự nhiên cho hồ cá là việc làm hết sức quan trọng. Mời các bạn cùng theo dõi bài viết dưới đây nhé.

Vi sinh tự nhiên trong hồ cá là gì?

Vi sinh là những sinh vật vô cùng nhỏ bé, không thể nhìn được bằng mắt thường. Chúng tồn tại ở mọi nơi trên trái đất: trong đất, trong nước, trong không khí … Hệ vi sinh vật có trong nước hồ thủy sinh bao gồm: vi khuẩn, vi nấm, vi tảo … cả vi sinh có lợi lẫn có hại cho cá.

Các loại vi sinh được chọn để lọc nước có các hoạt tính sinh học xử lý mạnh các chất hữu cơ trong nước. Đồng thời, các vi sinh thân thiện này cũng tạo ra các hoạt chất kháng nấm giúp cá cảnh nuôi trong bể không bị bệnh nấm.

Men vi sinh có tác dụng nhất đối với bể cá mới setup hoặc bể cá mới thay nước. Bể mới làm hoặc mới thay nước thường bị đục (màu trắng đục) do hệ vi sinh chưa phát triển kịp nên nồng độ các chất độc hại trong nước quá cao ví dụ như khí Clo, NH4, NH3. Bổ sung men vi sinh vào hồ cá sẽ giúp nước trong lên trong thấy trong thời gian ngắn.

Các vi sinh vật có lợi có khả năng tạo ra điều kiện sống tốt nhất cho cá, chúng xử lý phân thải, cặn bã hữu cơ, xử lý nguồn nước …. Vi sinh hữu hiệu rất cần thiết cho bể cá cảnh phải không các bạn.

Những lưu ý trước khi tạo vi sinh cho hồ cá

Đối với vi sinh trong bể cá, có 2 loại chính là: Nitrosomonas có nhiệp vụ chuyển hóa NH3 thành NO2 và một số chúng khác như Nitrobacter có nhiệm vụ oxy hóa nitrit thành nitrat (NO3-). Việc chuyển hóa nitrit thành nitrat là một quá tình quan trọng vì sự tích tụ của nitrit dư thừa sẽ gây ngộ độc dẫn đến hiện tượng cá chết.

Sự có mặt của oxy trong môi trường nước có thể gây ức chế quá trình khử nitrat, chính vì vậy việc lựa chọn vật liệu lọc phù hợp có thể đảm bảo hoàn thành chu trình chuyển hóa nitơ là hết sức quan trọng đối với hồ cá. Có hai loại vật liệu được các chuyên gia khuyên dùng đó là Eheim Subtrast Pro và Seachem Matrix đây là 2 loại vật liệu có bề mặt lớn cho vi sinh hiếu khí và những lỗ rỗng nhỏ đến mức dòng nước không thể xuyên qua, nơi trú ngụ cho những vi sinh kỵ khí.

Trong đó quá trình tuần hoàn là sự kích hoạt hệ vi sinh hoàn chỉnh cho một hệ thống lọc mới, dòng chảy tạo ra oxy, vi sinh hiếu khí cần chúng để phát triển mạnh nên hãy lưu ý đến dòng chảy của lọc.

Có thể thấy việc tạo vi sinh cho hồ thủy sinh rất quan trọng để tạo một môi trường sạch cho cá giúp cá có sức khỏe tốt không bị bệnh tật trong quá trình chăm sóc và nuôi dưỡng. Hồ Cá Nghệ Thuật hy vọng rằng với những hướng dẫn trên có thể giúp bạn hiểu đúng về những chủng loại vi sinh trong chu trình chuyển hóa nitơ và tiến hành các bước khởi tạo vi sinh đúng nhất!

Hướng dẫn cách tạo vi sinh tự nhiên cho hồ cá

Cách tạo vi sinh cho hồ cá mới đúng tiêu chuẩn

Cách tạo vi sinh cho hồ thủy sinh trở nên đơn giản hơn với men vi sinh chế phẩm sinh học men vi sinh KOIKA BAC+. Sản phẩm sinh học giúp cho việc tạo vi sinh trở nên dễ dàng hơn, người chơi cá cảnh sẽ không mất thời gian quá lâu chờ đợi. Thông thường, nếu để vi sinh vật sinh sản theo cách tự nhiên cần một thời gian rất dài, 2 tuần thậm chí là 1 tháng.

Các bước tạo vi sinh cho hồ thủy sinh:

  • Bước 1: Bố trí, sắp xếp hết mọi thứ cơ bản vào trong hồ từ tạo nền đất nền, phân nền, thực vật, vật liệu lọc, máy lọc, sủi (sục) oxy, sủi CO2, đèn ánh sáng trắng, nhiệt kế…vào trong hồ thủy sinh.
  • Bước 2: Sau khi bố trí, sắp xếp hết mọi thứ trong hồ bao gồm cả vật liệu lọc, giai đoạn này có thể đổ nước vào. Cho nước vào nhẹ từ thành bể đi xuống, tránh để nước áp lực mạnh sẽ làm hại thực vật. Sau khi cho nước vào xong, nhưng đừng vội cho cá, tép cảnh vào nhé, nếu sử dụng nước máy nên thực hiện chu trình (cycle) nước, tránh trường hợp nước bị nhiễm kim loại nặng, chất độc gây hại cho động thực vật.
  • Bước 3: Cho men vi sinh KOIKA dạng nước hay dạng bột bỏ vào trong hồ. Không vấn đề gì nếu hồ cá của bạn trong giai đoạn này sẽ đục vì dơ, làm dơ nước hồ đó chính là mục tiêu mà ta nhắm đến. Cho máy sủi oxy hoạt động hết năng suất, sủi mạnh nước hồ càng tốt, lúc này việc ta cần làm là muốn cho vi sinh hiếu khí được kích thích để phát triển.

Cách tạo vi sinh cho hồ cá 

Việc sử dụng thêm chế phẩm vi sinh KOIKA cho hồ cá, sẽ giúp cho hồ cá bổ sung thêm nhiều vi sinh vật nhanh nhất, các vi khuẩn có lợi, hạn chế các vi khuẩn gây hại cho cá. Nếu chỉ sử dụng hệ vi sinh vật để chúng phát triển ở trạng thái tự nhiên trong hồ cá, cả vi sinh vật có lợi lẫn có hại đều phát triển. Và phải chờ thời gian rất lâu chúng mới hoạt động mạnh được.

Cách sử dụng vi sinh cho hồ cá, tùy theo đặc tính của sản phẩm men vi sinh KOIKA là dạng nước hay dạng bột. Kết hợp cách sử dụng vi sinh cho hồ cá đúng cách còn tùy theo hồ mới hay hồ đang thả cá sẽ có những cách sử dụng khác nhau, dưới đây là cách sử dụng dựa theo.

2.1 Cách tạo vi sinh cho hồ cá koi bằng men vi sinh dạng nước

Cách tạo vi sinh cho hồ cá koi dạng nước với những lưu ý sau:

  • Đối với hồ mới sử dụng: cấp nước mới vào hồ, thêm men vi sinh KOIKA dạng nước xịt trực tiếp vào hồ, 6 lần xịt cho 10L nước. khởi động thiết bị lọc nước, sục khí oxy liên tục. Sau 1- 2 ngày đo nồng độ khí, đạt điều kiện thì thả cá vào. Định kỳ cách châm vi sinh cho hồ cá không cần quá để ý vì đây là chế phẩm sinh học tốt bạn có thể xịt nhiều một chút cũng không có hại cho cá.
  • Đối với hồ đang thả cá: Xịt trực tiếp vào bể nuôi, 3 lần xịt cho 10L nước. Thức ăn khô (Cám bột, cám viên) 5 lần xịt cho 50 gram (gam) thức ăn. Thức ăn tươi sống (Artemia, trùn, tim bò) 10 lần xịt cho 50 gram (gam) thức ăn).
  • Đối với hồ thủy sinh: Cần rửa sạch cát nền và cây thủy sinh trước khi cho vào hồ, bổ sung men KOIKA với công thức như trên.
  • Bể nuôi cá biển: Liều dùng tương tự như trên, pH bể cá biển duy trì vào khoảng 7,8-8.

Công dụng:

  • Giúp cá và tép cảnh mau lớn.
  • Phòng các bệnh đường ruột, nấm, ký sinh trùng.
  • Giúp cá lên màu đẹp

2.2 Cách tạo vi sinh cho hồ cá koi dạng bột

Cách tạo vi sinh cho hồ cá dạng bột với những lưu ý như sau:

  • Đối với hồ mới sử dụng: cấp nước mới vào hồ, thêm men vi sinh KOIKA dạng bột 1-2g/100l nước, khởi động thiết bị lọc nước, sục khí oxy liên tục. Sau 1- 2 ngày đo nồng độ khí, đạt điều kiện thì thả cá vào. Định kỳ cách châm vi sinh cho hồ cá 7-10 ngày cho vào 1 lần, không cần quá để ý vì đây là chế phẩm sinh học tốt bạn có thể xịt nhiều một chút cũng không có hại cho cá.
  • Đối với hồ đang thả cá: dựa trên thể tích nước có trong hồ nuôi mà bổ sung KOIKA. Tép hay cá bột, 1/2 muỗng sữa chua vào 30 Lít nước nuôi (1 lần/ngày), pha thẳng vào cốc chứa artemia, cám, hoặc trùng trong 30 phút rồi cho ăn.
  • Đối với hồ thủy sinh: Cần rửa sạch cát nền và cây thủy sinh trước khi cho vào hồ, bổ sung men KOIKA với công thức như trên.
  • Bể nuôi cá biển: Liều dùng tương tự như trên, pH bể cá biển duy trì vào khoảng 7,8-8.

Tầm quan trọng của vi sinh trong hồ cá

Vi sinh là những sinh vật siêu nhỏ, có tác dụng phân hủy các chất hữu cơ. Chúng có mặt ở hầu hết mọi nơi trên trái đất. Và nếu nói không ngoa thì nếu thiếu vi sinh con người sẽ chết do chính rác thải mà mình tạo ra. Đối với bể cá cũng vậy, môi trường trong bể cá hài hòa thì chắc chắn sẽ cần chất lượng nước ổn định, lượng vi sinh vật vừa đủ thì mới tạo được sự cân bằng giúp cá sinh trưởng tốt nhất.

Tạo vi sinh cho hồ thủy sinh đúng cách vô cùng quan trọng giúp cho người chơi cá cảnh hạn chế được việc cá chết không mong muốn cũng như duy trì sự sống trong môi trường nhân tạo của chúng. Vì môi trường hồ là môi trường nước tù khác xa với môi trường tự nhiên mà chú cá cảnh đã từng sống, ở đó chúng không bao giờ phải lo lắng về amonia hay nitrit.

Đây là hai chất độc hại gây chết cá ngay cho dù là hàm lượng thấp, vì dòng nước luôn chảy và dung tích nước là lớn hơn rất nhiều so với môi trường bể nuôi. Tuy nhiên bạn không thể tạo vi sinh nếu không có một hệ thống lọc đủ để xử lý các chất thải độc hại và loại bỏ chúng đi, việc tạo chu trình vi sinh cho bể thủy sinh không phải chỉ cần bạn đổ nước vào và chờ trong vài tuần.

Chúc các bạn thành công!

 

 

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are makes.